Hotline: 0969.846.386
Căn cứ theo Luật đấu thầu số 22/2023/QH15 ngày 26/3/2023; Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 và Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT ngày 26/04/2024, lập hồ sơ mời thầu được tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị
– Xác định loại gói thầu: Xác định loại gói thầu dựa trên giá trị gói thầu, lĩnh vực, tính chất của hàng hóa, dịch vụ, công trình được mua sắm.
– Căn cứ vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Xác định hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức lựa chọn nhà thầu, dự toán kinh phí, thời gian lựa chọn nhà thầu,….
– Thành lập Bên mời thàu: Bên mời thầu có trách nhiệm triển khai các hoạt động lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu.
Bước 2: Xác định hình thức đấu thầu và phương thức đấu thầu
– Xác định thuộc hình thức đấu thầu nào thuộc 1 trong 9 hình thức được quy định tại Mục 1 Chương 2 Luật Đấu thầu 2023
– Xác định phương thức lựa chọn nhà thầu (1 giai đoạn 1 túi hồ sơ; 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ; 2 giai đoạn 1 túi hồ sơ; 2 giai đoạn 2 túi hồ sơ) và qua mạng hay không qua mạng.
Bước 2: Xác định các mẫu hồ sơ mời thầu
Căn cứ theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT, bên mời thầu chuẩn bị các mẫu hồ sơ tương ứng với gói thầu của mình.
– Mẫu hồ sơ mời thầu dịch vụ tư vấn.
– Mẫu hồ sơ mời thầu mua thuốc
– Mẫu hồ sơ mời thầu dịch vụ phi tư vấn.
– Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa.
Bước 3: Xây dựng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm
Căn cứ trên tính chất của gói thầu từ đó chúng ta xây dựng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm. Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm được quy định tại Nghị định 24/2024/NĐ-CP và quy định trong biểu mẫu E-HSMT của Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT.
Hợp đồng tương tự là một yếu tố rất quang trọng và nhạy cảm đối với các gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa, phi tư vấn, hỗn hợp (đối với gói tư vấn thì thường dùng để chấm điểm), do đó việc xác định hợp đồng tương tự để đưa vào hồ sơ mời thầu cần phải thực hiện cẩn thận, đảm bảo nguyên tắc “Tuyệt đối không đưa ra các nội dung mang tính định hướng, tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu hoặc cản trở sự tham gia của nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng; không đưa ra các tiêu chí đánh giá có tính chất cục bộ, địa phương mà chỉ nhà thầu tại địa phương đó mới đáp ứng được”
Bước 4: Xây dựng các yếu tố kỹ thuật
Tùy thuộc vào tính đặc thù của từng gói thầu mà chúng ta tiến hành các yêu cầu về kỹ thuật, ví dụ:
+ Gói tư vấn: Phạm vi công việc tư vấn gồm những gì
+ Gói xây lắp: Yêu cầu kỹ thuật xây lắp những gì, yêu cầu về nhân sự, thiết bị thi công ra sao, xác định tiên lượng mời thầu theo dự toán được duyệt
+ Gói mua sắm hàng hóa: Yêu cầu kỹ thuật đối với hàng hóa cần những gì, tiêu chuẩn ra sao
+ Gói phi tư vấn: Xây dựng yêu cầu về giải pháp và phương pháp luận. Đưa ra các yêu cầu về giải pháp và phương pháp luận để nhà thầu có cơ sở trình bày hiểu biết và các đề xuất của mình đối với gói thầu.
Bước 5: Xây dựng yêu cầu về tài chính, thương mại
– Cần xác định rõ các yếu tố về tài chính như mức tạm ứng, bảo lãnh hợp đồng, thu hồ tạm ứng, thanh toán giai đoạn, thanh toán hoàn thành, bảo lãnh bảo hành để các nhà thầu có cơ sở chào trên một mặt bằng chung.
– Các xác định rõ các điều kiện thương mại (Thường là gói thầu mua sắm hàng hóa, phi tư vấn hoặc hỗn hợp) như điều kiện giao hàng, tiến độ giao, địa điểm cung cấp dịch vụ hoặc lắp đặt hàng hóa… từ đó các nhà thầu mới có thể chào giá dự thầu một cách chính xác.
Bước 6: Phát hành HSMT (Theo Điều 14 Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT)
– Phê duyệt HSMT: Người đứng đầu của Bên mời thầu ký quyết định phê duyệt HSMT.
– Đăng tải HSMT lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (NMĐTQ): Bên mời thầu phải đăng tải HSMT lên mạng đấu thầu quốc gia bằng tài khoản đấu thầu và chữ ký số trong thời hạn quy định.
Hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline, zalo 0969.846.386 để được tư vấn cụ thể